MNC là gì? Khái niệm, đặc điểm và điểm mạnh của MNC

MNC luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. MNC mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp cùng với mức lương hấp dẫn cho người lao động. Vậy MNC là gì? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.

MNC là gì?

MNC là từ viết tắt của Multinational corporation, có thể được dịch là Tập đoàn đa quốc gia. Đây là khái niệm được dùng để chỉ những công ty có hoạt động kinh doanh ở nhiều quốc gia khác nhau. Các tập đoàn này thường sở hữu sức mạnh tài chính lớn và có sức ảnh hưởng đáng kể lên nền kinh tế toàn cầu.

Về cấu trúc, MNC sẽ đặt trụ sở chính ở một quốc gia, thường là nước nhà và có các chi nhánh, văn phòng hoặc nhà máy sản xuất đặt ở những quốc gia khác. Công ty mẹ duy trì quyền kiểm soát chiến lược đối với các hoạt động mang tính toàn cầu, đồng thời đặt ra các mục tiêu, chính sách và tiêu chuẩn chung. Các chi nhánh và công ty con là các pháp nhân độc lập các quốc gia nơi họ hoạt động.

MNC trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như thời trang, công nghệ, thực phẩm, hàng tiêu dùng, tài chính… Những MNC nổi tiếng, tiêu biểu có thể kể đến như Apple, Samsung, Pepsi, Honda, EY…

Các sản phẩm của MNC có thể được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở các quốc gia khác nhau, ví dụ như thay đổi ngôn ngữ trên bao bì sản phẩm.

Đặc điểm của MNC

Một MNC được định nghĩa bởi khả năng thành lập những công ty con, chi nhánh ở nhiều quốc gia nhưng vẫn duy trì được sự quản lý và kiểm soát tập trung. Điều này cho phép họ khai thác đa dạng thị trường quốc tế, tiếp cận các nguồn lực và tận dụng lợi thế cạnh tranh ở các khu vực khác nhau.

Sau đây là các đặc điểm chính của MNC:

1.   Sự hiện diện trên toàn cầu

Đặc điểm dễ dàng thấy nhất ở một MNC đó là sự hiện diện của họ trên toàn cầu. Tuỳ vào quy mô của mình, một MNC có thể hiện diện ở một vài cho đến hàng chục quốc gia. Điều này giúp họ đa dạng hoá các nguồn thu nhập và giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc chỉ hoạt động tại một thị trường.

2.   Sự quản lý tập trung

Mặc dù hoạt động ở nhiều quốc gia, các MNC vẫn duy trì cấu trúc quản lý tập trung. Điều này rất quan trọng. Nó giúp đảm bảo tính nhất quán trong việc xây dựng thương hiệu, chiến lược và quy trình ra quyết định.

3.   Quy mô hoạt động xuyên biên giới

Những tập đoàn này tham gia vào đầu tư, thương mại và sản xuất xuyên biên giới. Nó giúp họ tận dụng sự khác biệt về tài nguyên, nguồn lực, chi phí và thói quen, sở thích của người tiêu dùng giữa các quốc gia.

4.   Chuyển giao kiến thức và công nghệ

Các MNC thường xuyên chuyển giao công nghệ, kỹ năng và các phương pháp tốt nhất giữa các hoạt động toàn cầu của mình, góp phần vào việc chia sẻ kiến thức và nâng cao kỹ năng tại các quốc gia sở tại.

Lợi ích của MNC đối với các quốc gia

1.   Tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm

Thông qua các khoản đầu tư lớn, MNC đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế cho các quốc gia. Họ tạo cơ hội việc làm, cung cấp công việc cho người lao động, từ đó người lao động có nhiều cơ hội phát triển kỹ năng cũng như trải nghiệm trong môi trường toàn cầu. Đây cũng có thể là bước đệm cho người dân theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.

Những hoạt động có quy mô lớn và mạng lưới kinh doanh rộng khắp, các MNC tạo ra doanh thu lớn, kích thích tăng trưởng kinh tế. Doanh thu này chảy vào nhiều lĩnh vực, bao gồm ngành dịch vụ, khách sạn, bán lẻ… tạo ra hiệu ứng lan tỏa có lợi cho toàn bộ kinh tế. 

2.   Khả năng đổi mới và sáng tạo

Các MNC thường dẫn đầu trong việc phát triển và áp dụng công nghệ mới, thúc đẩy sự sáng tạo không chỉ trong sản phẩm, dịch vụ của họ mà còn trong quy trình kinh doanh và quản lý. Bên cạnh đó, các MNC thường đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển với mục đích tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trên các quốc gia khác nhau.

3.   Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Nhiều MNC quan tâm đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường cấp bách. Những sáng kiến này gồm các hoạt động từ thiện, chương trình giáo dục, y tế…

4.   Tối ưu hoá chi phí và nguồn lực

MNC có thể tận dụng quy mô lớn để giảm chi phí sản xuất, tiếp thị và phân phối. Điều này giúp tăng cường hiệu quả kinh tế và giảm giá thành sản phẩm, từ đó có thể cung cấp sản phẩm với giá cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu. Ngoài ra, hiện nay nhiều MNC lựa chọn đặt nhà máy sản xuất ở các quốc gia có chi phí lao động thấp hoặc tài nguyên phong phú để giảm chi phí đầu vào và tối ưu hoá lợi nhuận.